Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Nghi thức hành trì ngũ bộ chú - lộ trình tu tập Mật tông - ấn chứng hành đạo 1/4

Đạo pháp huyền linh. Bất cứ ai cũng có thể chứng nghiệm được thần lực nhiệm mầu của Mật tông. Quý bạn hãy liên lạc theo số ĐT dưới đây để được hướng dẫn cụ thể. Hoặc tham khảo thêm ở diễn đàn:
www.Vutruhuyenbi.com
www.Tammat.net

Thanhhung: 0944183282    Dana: 0979215579
    Minhthien : 0943666611           Tami: 0952336658







Đọc nát kinh Kim Cang
Tụng tan Đại Bi Chú
Bất thọ minh sư điểm
Vĩnh tại luân hồi thụ

Mọi ý kiến thắc mắc xin liên hệ: nhuandao2003@yahoo.com
tamdao: 01695945979
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình tu tập Mật tông, được sự dìu dắt của các Sư Huynh, Tỷ chúng tôi đã từng bước đạt được những pháp lạc trên con đường tu tập của mình. Hôm nay chúng tôi mạo muội biên soạn ra quyển sách nhỏ này vì niềm tin đối với đạo pháp, cũng như mong muốn đóng góp một phần công sức vào công cuộc hoằng dương Phật pháp mà chư Tổ đã đề ra.
Với tập sách này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho quý đạo hữu có thêm tư liệu để tìm hiểu và nghiên cứu. Và đồng thời cũng mở ra cho những người chưa có đạo được hiểu biết thêm về thế giới siêu hình. Qua đó quý bạn có thể chọn cho mình pháp tu thích hợp. 
“Sự truyền thừa của Mật tông từ trước đến nay vẫn là bí truyền vì các sư không được Thiên đình cho phép phổ truyền. Hiện nay được sắc lệnh của Thiên đình (ĐỨC ĐẠI NHẬT NHƯ LAI) để truyền bá Mật tông thế giới cho đại chúng. Ngoài ra bởi vì Mật tông xuất phát từ Thượng Đế nên mới bao gồm Mật tông của tất cả các tôn giáo, bằng chứng là khi điểm đạo cho người Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Ấn giáo”, các pháp môn như: nhân điện, yoga, khí công, pháp luân công .v..v… “theo niềm tin của giáo chủ của họ thì tất cả đều nhận được ấn chứng, sau đó thì họ vẫn tu tập theo nghi thức của tôn giáo họ, không cần phải trì thần chú vẫn được linh ứng.” Vì tất cả các tôn giáo và pháp môn đều là anh em, như trăm sông đổ vào một biển. Cũng chỉ vì bản ngã mà có sự phân biệt, chia rẽ như vậy.
Thât sự không có pháp môn nào tà, chỉ có tâm con người là tà, mang quyền năng của pháp môn họ ra làm việc xấu ác hại người thì mới gọi là tà. Tất cả các tôn giáo và pháp môn ra đời ở thế gian đều mong muốn đưa con người hướng thiện, hướng đến một mục đích cuối cùng là giải thoát. Tuỳ theo từng pháp môn để phù hợp với từng căn cơ của con người mà có sự nhanh chậm khác nhau.
Thời đại văn minh nhân loại phát triển kéo theo sự bành trướng dục vọng hướng đến vật chất, chạy theo duyên giả hợp mà tổn hoại đến chuẩn mực đạo đức, vì thế khiến cho đời sống tâm linh ngày càng bị băng hoại. Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phải phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này.
Mật tông Thiên đình được phổ truyền với mục đích hỗ trợ cho các tôn giáo làm phương tiện nhanh chóng để mau thành tựu pháp tu của mình. Mật tông với những bài học về siêu hình, linh ứng mầu nhiệm quý báu vô cùng tuỳ theo từng trình độ tu tập của tâm thức, sẽ giúp cho hành giả có niềm tin mạnh mẽ và tuyệt đối trên “con đường trở về” của mình. Quý đạo hữu nên truyền bá pháp môn này cho rộng khắp để cứu đời, giúp người nhận ra chân lý để nhanh chóng tu hành thoát khỏi vòng trầm luân trong thời đại lâm nguy này.
LỄ QUÁN ĐẢNH
(HAY CÒN GỌI LÀ ĐIỂM ĐẠO)
Lễ Quán Đảnh cũng còn gọi là Lễ Điểm Đạo, lễ nhập đạo hay nhập môn. Lễ Quán Đảnh có ý nghĩa là: ban truyền quyền năng. Điều đó hàm ý là sự ban truyền quyền năng của trí tuệ, cho phép người thọ nhận lễ Quán Đảnh đó đi vào hành trì tu tập và gặt hái thành quả tu tập.
Lễ Quán Đảnh này mang ý nghĩa là tăng thêm năng lực cho người hành trì các pháp môn tu, gia trì cho chúng sanh dứt trừ mọi bệnh tật trong thân và tâm. Và dứt trừ ba bệnh lớn là tham, sân và si của chúng sanh. 
Lễ Quán Đảnh là nghi thức biểu tượng, là hành vi thiền định để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm chưa giác ngộ của người thọ nhận pháp Quán Đảnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của chư Phật. Thọ nhận Quán Đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống bồ đề trong tâm thức, sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ. 
Theo truyền thống Kim Cang Thừa, hành giả cần phải thọ nhận lễ Quán Đảnh để đón nhận năng lực gia hộ của chư Phật, chư Hộ Phật và chư Đạo Sư trước khi hành trì các pháp môn tu tập theo hướng dẫn trong các nghi quỹ.
Được Quán Đảnh là một nhơn duyên rất lớn lao, hành giả sẽ có được nhiều lợi ích trong quá trình tu tập. Không chỉ những người tu niệm Phật hay trì mật chú mà bất cứ ai tu trì một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn như đức Phật đã nói, khi nhận Quán Đảnh đều được lợi ích, đều nhanh chóng mau thành tựu pháp tu của mình.
“Những ấn chứng nhiệm mầu xảy ra trong buổi lễ điểm đạo là những chứng minh cho thấy có sự phối hợp rõ ràng của đạo sư dưới đất và Chư Phật mười phương trên trời. Nếu như trong buổi lễ điểm đạo mà không có dấu hiệu phép lạ gì xảy ra, không có một ấn chứng gì khi niệm danh hiệu của trời Phật thì đó chỉ là buổi lễ quy y theo Hiển giáo không có trời Phật chứng minh.
Khi hành giả được điểm đạo và có ấn chứng siêu hình là đã quy y với Trời Phật, có nghĩa là được ghi danh nhập đạo và được học đạo thẳng với hằng hà sa số chư Phật mười phương , học Kinh Vô Tự là những thần khải về nguyên lý siêu hình từ chư Phật và thánh thần. Hành giả sau khi được điểm đạo là có một vị Phật chịu trách nhiệm chăm lo cho mình về đời và đạo, vị Phật đó sẽ tùy theo duyên căn của hành giả mà gởi các Thánh, Thần đi theo để độ hộ và dạy dỗ đệ tử cho đến khi thành Phật quả.
Điểm đạo chỉ là buổi lễ nhập môn vào lớp học, từ đó đệ tử phải nỗ lực tu tập thì mới đắc quả chứ không thể ỷ lại có vị Phật sau lưng độ cho mình rồi thì không cần tu tập. Không tu tập thì không thể đắc quả được, dù cho có Phật độ.”
 Để giải thích về ý nghĩa lễ Quán Đảnh, chúng ta hãy đọc lời bình luận ngắn gọn của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau đây:
“Để khởi đầu, bổn tánh của chúng ta (còn gọi là “Phật tánh”) luôn luôn hiện diện một cách tự nhiên và cố hữu trong chúng ta. Cái tâm thức của chúng ta đã vận hành từ thời vô thỉ, thì cái bổn tánh vi tế nhất của tâm thức ấy cũng đã có từ thời vô thỉ. Nhờ cái nền tảng của dòng  tương tục của tâm vi tế này mà chúng ta có khả năng đạt đến Giác Ngộ. Tiềm năng này được gọi là chủng tử giác ngộ, là Phật tánh, là tánh giác căn bản. Chúng ta ai cũng có Phật tánh này, mỗi người chúng ta đều có cả. Đức Phật đã đạt Giác Ngộ vì chân tánh của Ngài là vị Phật đã sẵn có. Chúng ta cũng có cái chân tánh này và cũng y như là đức Phật đã đạt giác ngộ trong quá khứ, chúng ta cũng có thể trở thành Phật trong tương lai.
Ngày nào đó, khi chúng ta đạt Giác Ngộ, dòng tâm tương tục vi tế của tâm thức sẽ giác ngộ vào trong trạng thái nhất thiết trí. Bản tánh của tâm thức ở trong trạng thái này gọi là tự tánh thân. Sự kiện tâm thức đó hoàn toàn thanh tịnh tự bổn tánh chính là một trong những đặc điểm của tự tánh thân, tâm này thanh tịnh hoàn toàn và tự nhiên. Một sự kiện khác, các si mê phiền não bất chợt đều hoàn toàn tiêu trừ và không còn che mờ chân tánh của tâm thức, đã thanh tịnh hóa tất cả mọi si mê chướng ngại bất chợt. Chắc chắn là tiềm năng này đã có sẵn trong mọi chúng ta, cho phép chúng ta đạt giác ngộ vào trong Phật tánh và đạt đến nhất thiết trí.
Tiến trình thọ lễ Quán Đảnh, giúp ta khai thác tiềm năng này và làm cho tiềm năng này có thể hoạt động trọn vẹn hơn trong ta. Khi thọ lễ Quán Đảnh, chính cái bổn tánh của tâm thức chúng ta (Phật tánh) cho phép lễ Quán Đảnh làm cho trở thành chín mùi. Nhờ thọ lễ Quán Đảnh để ban truyền quyền năng, chúng ta được điểm đạo nhập vào trong tinh tuý của chư Phật trong Ngũ Bộ Phật…
Bất cứ ai cũng có thể dự các buổi lễ Quán Đảnh và có thể thọ lễ với mục đích đơn giản là để được ban phép lành hộ trì. Chúng ta nên nhớ thực hành lý tưởng này qua ba điều giới luật (tam tụ tịnh giới): thứ nhất là ngăn ngừa hết thảy mọi điều bất thiện; thứ hai là quyết tâm thành tựu hết thảy các điều lành; và thứ ba là luôn giúp đỡ muôn loài chúng sinh."



Ai có duyên gặp được kinh sách Mật tông, muốn nương nhờ vào pháp Mật tông để tu học mà không gặp được thầy Mật tông thì có thể tự điểm đạo mà không gọi là trộm pháp vì đã được tông phái cho phép, trừ khi là có tâm muốn lợi dụng pháp đó vào việc bất chánh.
Tự điểm đạo vẫn có thể tự học và vẫn có được Thánh thần gia hộ cho một phần nào, nhưng không thể tiến xa vì lãnh vực siêu hình rất khó hiểu và khó học, mặc dù có được vài cảm nhận về sự linh thiêng nhưng khi không hiểu được ý nghĩa thì sanh ra hoang mang, hay sợ hãi. Tốt hơn hết là phải có Thầy để lý giải cho những bài học siêu hình và những thử thách của Thánh thần.
Tự tu tự học bằng cách trì niệm theo những pháp môn nào đó đều mang lại một chút linh ứng nhưng rồi cũng sẽ không đi tới đâu ví như học sinh không vào trường học thì không thể tốt nghiệp được.







PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỂM ĐẠO:
1/ Đối trước tượng Phật, hay tượng của Giáo chủ mình tôn thờ, hoặc trước quyển Thánh kinh hay các kinh sách của Phật, hay đối trước lá linh phù trên đây, khấn nguyện thành tâm cầu xin học đạo của Thánh hiền và xin tự nguyện giữ ngũ giới cấm.
2/ Lấy một ly nước nhỏ và niệm danh hiệu vị mình tôn thờ 3 lần sau đó uống vào.
3/ Chắp tay cao trên trán hoặc trước ngực (không tựa vào đầu hoặc ngực) nhắm mắt lại, niệm liên tục bằng ý danh hiệu vị mình tôn kính. Khoảng 5 tới 30 phút, đôi cánh tay của hành giả sẽ nhận được một luồng thần lực chuyển động, hay kiết ấn hoặc mở mắt thứ 3 thấy các cảnh giới siêu hình.
4/ Khi thấy cảm giác có luồng thần lực trong người rồi, muốn chứng nghiệm năng lực mạnh hơn, rõ ràng hơn thì niệm liên tục “con xin tách tay ra”, tay hành giả sẽ tự động tách ra từ từ. Muốn nghỉ buông tay ra sẽ nghỉ.

TỰ THỰC HÀNH ĐIỂM ĐẠO THÌ ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG NÊN TỰ TU TRÌ THẦN CHÚ KHI CHƯA ĐƯỢC TRUYỀN. QUÝ VỊ NÀO TỰ THỰC HÀNH ĐIỂM ĐẠO CÓ ẤN CHỨNG NÊN BÁO CÁO LẠI VỀ DIỄN ĐÀN ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, KHÔNG NÊN TỰ TU TRÌ.
LÁ THIÊN THƠ CĂN BẢN DÙNG ĐỂ QUÁN ĐẢNH (TRAO TRUYỀN TÂM PHÁP)
Đây là lá linh phù tượng trưng cho 5 phương Phật: Trung Ương Phật Tổ (Đức ĐẠI NHẬT NHƯ LAI hay THƯỢNG ĐẾ) – Đông Phương Phật Tổ (BẤT ĐỘNG NHƯ LAI) – Nam Phương Phật Tổ (BẢO SANH NHƯ LAI) – Tây Phương Phật Tổ (VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI) – Bắc Phương Phật Tổ (BẤT KHÔNG THÀNH TỰU NHƯ LAI) và 5 đạo binh trời gồm chư Tiên, chư Thánh, chư Thần hầu cận. Nó tượng trưng cho ngũ chi của các tôn giáo trong vũ trụ: PHẬT ĐẠO – TIÊN ĐẠO – THÁNH ĐẠO – THẦN ĐẠO và NHÂN ĐẠO.
Ngày xưa, trong thời kỳ bí truyền các chư sư đã tận tay trao truyền cho nhau trải qua mấy ngàn năm nay. Mật tông Nam Tông đã sử dụng nó để trao truyền tâm pháp và trong truyền thống chính thức của Phật giáo Cao Miên chỉ được khẩu truyền cho các sư khi lên hàng lục-cả. Mật Giáo Cao Miên đã gọi lá Thiên Thơ này là Pracul consatte (Phép Phật)-Pracul Kìa Tha (võ Phật) và Sadatte Kìa Tha (vua Phép và võ).
Hiện nay, theo lệnh của Thiên Đình, chư sư cho phổ truyền lá Thiên Thơ này để phổ độ chúng sanh, chứng minh sự hiện hữu của các thánh thần và trợ độ cho con người để quân bình đời sống tâm linh và văn minh vật chất và cung cấp một chìa khóa chính xác cho những người thực tâm muốn tìm hiểu và học hỏi các bộ môn siêu hình có liên hệ đến đời sống hữu hình của nhân loại cũng như luật trời và bộ máy thiên cơ và Tạng kinh Vô tự.
NGŨ BỘ THẦN CHÚ gọi tắt là NGŨ BỘ CHÚ là 1 trong những phương pháp tu trì tiêu biểu nhất của mật tông việt nam ! Ngũ bộ chú là 5 bộ chú của 5 bộ trong phật giáo ! để tìm hiểu ngũ bộ chú , chúng ta hãy tìm hiểu theo thứ tự như sau:
THẾ NÀO LÀ NGŨ BỘ ?
Ngũ bộ tức là 5 bộ . Trong Phật giáo chia thành 5 bộ tộc chính !
1 là Phật Bộ ( chư phật )
2 là Liên Hoa Bộ ( chư bồ tát của dòng liên hoa , hiền hòa : quán tự tại ... )
3 là Kim Cang Bộ ( chư bồ tát , hộ pháp thuộc dòng dõng mãnh , phẫn nộ kim cang )
4 là Bảo Bộ ( chư thiên )
5 là Yết Ma Bộ (còn gọi là nghiệp dụng bộ . tức là chư quỷ thần )
5 VỊ PHẬT TƯỢNG TRƯNG CHO NGŨ BỘ :
Nói 1 cách đơn giản, dễ hình dung, trong cuộc sống chúng ta, mỗi 1 bộ tộc người đều có 1 người đứng đầu, làm chủ. thì trong các bộ của phật giáo cũng vậy, 5 bộ đều có 5 vị phật đứng đầu, tượng trưng cho mỗi bộ. và được chia ra như sau:

Phật Bộ thì có đức Tỳ Lô Giá Na ( vairocana ) Phật hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ. Liên Hoa Bộ thì có đức A DI Đà ( Amita ) Như lai hay còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật làm giáo chủ. Kim Cang Bộ thì có đức A Súc Bệ ( Aksobhya ) Như Lai còn gọi là Bất Động Tôn Phật làm giáo chủ. Bão bộ thì có đức Đa Bảo ( Ratnasambhava ) Như Lai còn gọi là Bảo sanh Phật làm giáo chủ.Yết Ma Bộ (nghiệp dụng bộ) thì có đức Bất Không Thành Tựu (Amogasiddhi) làm giáo chủ. 5 vị Phật này trong mật tông còn gọi là Ngũ Phương Ngũ Phật, Ngũ Trì Như Lai ,Ngũ Phương Phật !

Tất cả các tôn giáo mặc dù khác nhau về danh xưng nhưng tựu chung đều thờ phượng cùng một đấng Tối cao, đấng Tạo hóa hay Nguyên lý sáng tạo. Đức Đại nhật Như Lai của Mật tông cũng chính là đức Thượng Đế của Thiên chúa giáo, hay Brahma của Ấn độ giáo, ông Trời hay Ngọc Hoàng Thượng Đế của dân gian, Jehovah của Do thái giáo v.v.




GIẢNG SƠ LƯỢC VỀ NGŨ BỘ THẦN CHÚ
Thần chú Úm Lam , là thần chú tịnh pháp giới, thần chú này tượng trưng cho Kim Cang Bộ. Chú này phá tan phiền não chướng đang ngăn che ánh sáng thắng diệu của Trí Tuệ bản nhiên trong tâm của mọi chúng sinh. Chữ Lam tức là lửa , lửa trí tuệ thiêu đốt mọi phiền não, nghiệp chướng của chúng sinh, khiến cho chúng sinh được thanh tịnh, chú này còn có thể dùng để thanh tịnh pháp đàn.
Thần chú Úm Xỉ Lâm là thần chú hộ thân, tượng trưng cho bảo bộ. Chú này nhằm nuôi lớn phước đức đang tiềm ẩn trong tâm của chúng sinh khiến cho họ tự nhận biết rằng mình vốn có đầy đủ công đức như Chư Phật. Ngoài ra chú này còn trừ được tất cả tà ma, quỷ thần.
Thần chú Úm Ma Ni Pad Mê Hùm là Lục Tự Đại Minh chú. Là thần chú tâm của đức quán tự tại, tượng trưng cho liên hoa bộ, thần chú này nhằm làm tươi tốt muôn điều lành và khai mở cho chúng sinh tự thấu ngộ được bản tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm vốn có nơi mình. Thần chú này có năng lực diệt trừ nghiệp chướng rất tốt !
Thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha là thần chú của đức chuẩn đề Phật mẫu, tượng trưng cho yết ma bộ. Thần chú này giúp chúng sinh đoạn trừ mọi mê vọng để tự chứng đạt được Bản Tâm tịch tĩnh an nhiên của chính mình.
Thần chú Bộ Lâm là nhất tự đảnh luân vương chú, tương trưng cho Phật Bộ. Thần chú này giúp chúng sinh tự thấu ngộ rằng mình vốn có Lý Trí đầy đủ, Giác Đạo viên mãn chỉ vì Vô minh che lấp nên chưa hiển lộ. Nay được ánh quang minh thắng thượng của Phật Tuệ soi sáng mà khởi Tâm Tàm Quý ( hổ thẹn) quyết chí noi dấu Đức Đại Từ Phụ mà tu tập Chánh Pháp giải thoát vô thượng .
LỢI ÍCH CỦA NGŨ BỘ CHÚ :
Ngũ bộ chú nếu ai trì tụng được lâu dài thì công đức vô cùng to lớn. Không thể tính đếm, phàm có nguyện chi cũng đều thành tựu. Luôn gần gủi chánh pháp, tam bảo, vĩnh viễn xa lìa ác đạo, làm bạn lành với các thiện tri thức, bồ tát, chư thiên luôn ủng hộ. Chư Phật Gia trì ngày đêm. Công đức, lợi ích không thể nghĩ bàn.
(trích từ)Nghi Quỹ Hành Trì Thần Chú Chuẩn Đề
Đầu tiên hành giả nên Quán chữ Lam trên đỉnh đầu phát sáng. Từ từ, chữ lam đó sẽ lan rộng ra trùm cả thân mình. Rồi thân mình là Lam tự, lửa cháy sáng rực lên. Tịnh pháp giới chơn ngôn “Úm lam” này là một Thần chú có công năng lớn làm cho tâm mình thanh tịnh. Thân, áo, đạo tràng không thanh tịnh thì khi quán đọc “Úm lam” sẽ được thanh tịnh. Sự thanh tịnh sẽ lan tỏa đi khắp pháp giới để tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu chúng ta quán tưởng Lam tự cháy rực lan rộng khắp pháp giới thì chúng ta sẽ được thành tựu. Mọi pháp môn khác cũng đều đưa đến bến bờ giác, giải thoát.
Kế đến, hành giả niệm Hộ Thân Chơn Ngôn “Úm Xỉ Lâm” .
Trong kinh nói, thần chú này là vua lớn trong các Thần chú Đà La Ni. Nếu có người trai lành, gái tín hay thọ trì sẽ được Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường đến ủng hộ. Như vậy, nếu chúng ta thành tâm trì niệm Thần chú này thì đương nhiên chúng ta sẽ được một vị Thầy trong vô hình là Đức Văn Thù Sư lợi Bồ tát thường đến dạy bảo, truyền dạy, gia hộ cho mình. Rất khó được một vị Thầy trong vô hình là Đức Bồ Tát truyền dạy. Nếu trong kinh Đức Phật đã nói và qua thực tế của nhiều Vị Tổ, Thầy, nhiều vị Thiện tri thức đã tu hành, thực nghiệm được như trong kinh đã nói, đã truyền dạy cho chúng ta thì thực tế quá rõ ràng. Hôm nay, chúng ta tạo nên một niềm tin vững chắc một lòng trì niệm sẽ đạt thành tựu. Thần chú này cũng có công năng gia hộ, bảo vệ mình, người thân, quốc gia xã tắc, nhân loại. Nếu hành giả chí tâm trì niệm đạt số biến cao nhiều như trong kinh đã nói. Thần chú này đưa ta thoát khỏi bến mê đưa ta đến bến bờ giác ngộ thành tựu quả bồ đề Vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
 Kế đến hành giả trì niệm tiếp “Lục tự Đại Minh chơn ngôn – Úm ma ni pad mê hùm”
Trong kinh Trang nghiêm Bảo Vương nói: Khi Đức Quan thế âm tự tại bồ tát nói thần chú Đại minh này thì bốn đại bộ châu và cung điện các cõi Trời thảy đều rung động. Nước bốn biển lớn nổi sóng ào ạt. Hết thảy các ma làm việc chướng ngại đều sợ hãi chạy trốn mất.
Lục tự Đại Minh chơn ngôn là bổn tâm vi diệu của Quán thế âm tự tại Bồ tát. Người hay thọ trì Chú Đại Minh này. Lúc trì tụng, trong khoảng thời gian đó có 99 căn già hằng hà sa số Như Lai tập hội, tâm sẽ phát khởi ra vô số pháp môn, hạnh lành, đa la ni, từ bi hỷ xả, tâm của chư phật mười phương quá khứ, hiện tại, vị lai cộng hiển trong sát na thời gian. Lại có vô số Bồ tát, thiên long bát bộ đến hộ vệ người ấy.
ÚM MANI PADME HÙM là tinh túy trí huệ của tất cả chư Phật. Tinh hoa của năm cõi Phật và chư vị Thượng Sư. Văn tự thần chú của sáu âm vận thể hiện: là nguồn gốc của tất cả thiện mỹ, căn cội của mọi sự lợi lạc kiết tường hoàn toàn viên mãn, con đường thẳng tắt vượt lên thế giới xuất thế gian giải thoát. Chỉ một lần nghe âm vận của Lục Tự Minh Chú, năng lực đưa đến bậc bất thối và sẽ trở thành Độ nhân sư cứu vớt chúng sanh.
Hơn thế nữa như loài động vật, con kiến chẳng hạn nghe được thần chú này trước khi chết xả bỏ thân động vật, nó sẽ vãng sanh về thế giới cực lạc, Lục tự minh chú như vầng Thái dương trên núi tuyết, có thể tan chảy lỗi lầm nghiệp chướng của vô số hành động tội lỗi đã tạo từ hồi vô thỉ và chú lực sẽ dẫn dắt vãng sanh về thế giới Cực Lạc, chỉ đến như xúc chạm vào văn tự thần chú là cũng được sự quán đảnh của vô số chư Phật chư Bồ-tát. Chỉ một lần tưởng niệm, nghe rồi hồi tưởng, thiền quán, những ngoại tướng sẽ biểu lộ Pháp thân khai mở kho tàng công hạnh, đem lại an lạc cho chúng sanh.
- Này Thiện nam tử, thiện tín nữ, có thể cân lường được sức nặng của núi Tu Di nhưng khó có thể đo lường được công đức của một lần trì chú nầy.
- … Người ta có thể uống từng ngụm nước để làm cạn cả đại dương nhưng khó có thể làm cạn công đức của một lần trì chú nầy.
- … Có thể tính đếm được số các giọt mưa đã rơi suốt trong một năm, nhưng không làm sao đo lường được công đức của một lần trì tụng Lục tự minh chú.
- … Thần chú này có công hiệu đóng lại cánh cửa của sáu nẻo luân hồi, khai mở con đường sáu môn Ba La Mật, thanh tịnh các nghiệp ác nhiễm độc hữu lậu, trang nghiêm tịnh độ chư Phật, kết hợp ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân.
- … Những ai trì tụng với lòng tin thần chú này, dù một lần cũng được tất cả thiện hạnh, không rơi vào vòng cương tỏa của ba nghiệp thân khẩu ý thông thường.
 Kết lại, hãy trì tụng chú này từ 100 đến 10.000 lần mỗi ngày chớ gián đoạn. Lục Tự Minh Chú là kết tinh tất cả công năng diệu dụng vô tận đưa sáu loài chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi.
Kế đến hành giả niệm Thần chú “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”
Phật dạy: “Nếu trì chú này mãn chín mươi vạn(900.000) biến thì diệt trừ được thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng tội và tất cả tội chướng. Thành tựu tất cả bách pháp công đức. Trì chú này dù ở tại gia hay xuất gia, không lựa kẻ tịnh người uế; chỉ chí tâm trì tụng hay khiến chúng sanh đời sống ngắn ngủi, sẽ tăng thọ vô lượng. Ca Ma La tật là bệnh nan y, còn trị lành, huống chi các bịnh khác; nếu không tiêu diệt là không có lý. Nếu có ai tụng mãn bốn mươi chín ngày, Chuẩn Ðề Bồ tát khiến hai vị Thánh thường theo người đó, kẻ nào có tâm niệm thiện ác, đều mỗi mỗi báo hiệu hai bên tai người đó biết rõ. Nếu có người vô phước vô tướng cầu quan không toại ý, nghèo cùng khốn khổ, bức bách; thường tụng chú này sẽ khiến hiện đời được phước báu như Luân Vương cầu xin quan vị quyết được xứng toại. Nếu cầu trí tuệ được đại trí tuệ; cầu nam nữ lại được nam nữ. Phàm có sở cầu, đều được xứng lòng và toại ý, tất cả tùy tâm mình muốn. Hơn nữa, tụng chú này thường khiến cho các quốc vương, đại thần và tứ chúng đều sanh lòng kính yêu, thảy đều hoan hỷ. Người tụng chú này, xuống nước không chết chìm, nạn lửa không thể đốt. Ðộc dược, oan gia, quân trận, cường tặc và ác long thú, các loài quỷ mị đều không thể hại. Nếu muốn thỉnh: Phạn vương, Ðế Thích, Tứ Thiên Vương, Diêm La, Thiên Tử v.v… chỉ tụng chú này tùy thỉnh quyết đến, không dám trước sau chậm trễ. Hoặc có sai khiến gì được như ý muốn. Thần chú này có thế lực lớn đối với Nam Thiệm Bộ Châu. Dời núi Tu Di; khô nước Ðại Hải; chú vào cây khô sẽ phát sanh hoa quả, huống chi là người năng y pháp trì tụng, có thể chuyển nhục thân, được đại Thần túc, sanh về cõi trời Ðâu Suất. Nếu cầu trường sanh và các tiên dược, chỉ y pháp tụng chú, sẽ thấy được đức Quan Thế Âm Bồ tát, Kim Cang Thủ Bồ tát trao cho thần tiên diệu dược, lấy đó mà ăn, sẽ thành tiên đạo. Ðược sống lâu ngang bằng nhật nguyệt, chứng Bồ tát vị. Nếu y pháp tụng mãn một trăm vạn(1.000.000) biến, liền được đi mười phương Tịnh Ðộ, hầu hạ các vị Phật, nghe khắp diệu pháp, chứng được quả Bồ đề.
Chú Ðại Luân Nhứt Tự: tức là Bộ Lâm, cũng gọi là Mạt pháp Nhứt Tự đà la ni. Ðối với thời mạt pháp, các pháp của như lai sắp muốn diệt, thần chú này có công năng làm các Phật sự tăng trưởng, thường trường tồn. Hay giúp thế gian làm đại lợi ích, hay hộ trì Pháp Tạng của Như Lai, hay hàng phục tất cả tám bộ chúng, hay bẽ gãy tất cả các ác chú trong thế gian. Ðây là đảnh của các Ðức Phật, là tâm của Văn Thù Bồ tát, hay ban thí vô úy cho tất cả chúng sanh và ban sự vui sướng cho họ. Nếu tụng chú này, nhìn thẳng bốn phương, các ác quỷ thần cách xa năm trăm trạm đều chạy tản lạc. Các ác tinh diệu và các Thiên ma không dám lại gần. Nếu trì tụng các chơn ngôn khác sợ không thành tựu. Nên dùng chú này cộng chung với Chơn ngôn khác đồng thời trì tụng, nhất định sẽ kết quả. Nếu không thành tựu và hiệu nghiệm thì các vị thần hộ chú kia cái đầu sẽ bị phá vỡ ra làm bảy phần. Cho nên chú này thường trợ lực cho các Chơn ngôn mau có kết quả.
Thần chú chuẩn đề “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha” sau chư tổ đã thêm Thần chú “Bộ lâm” vào là Phật đảnh Đại luân Nhứt tự Minh Vương Đà La Ni. Khi đọc, tụng, trì niệm thần chú này khiến các pháp mau thành tựu.
Sau khi nhận nghi thức hành trì Ngũ Bộ Chú tu hành. Thì phương pháp bên cạnh hướng dẫn tu như vậy là đã thể hiện ra giới định huệ mà giới định huệ là con đường tu giải thoát của Chư Phật.
Nam mô Thất cu chi Phật mẫu Chuẩn đề.
Chúng con xin hồi hướng công đức này về với tất cả pháp giới chúng sanh đều tề thành Phật Đạo.

PHÉP TU TRÌ ĐƠN GIẢN NGŨ BỘ CHÚ
Người hành trì ngũ bộ chú , nếu có 1 bàn thờ Phật thì càng tốt , nếu không có , chỉ cần 1 ảnh Phật là đủ , và 1 sợi dây chuỗi tràng hạt thế là đủ , Về mặt tinh thần , hành giả cần có tính tâm , kiêng trì tâm , không nên nghi hoặc bất cứ điều gì . và thực hành như sau :
Mỗi ngày chia thành nhiều thời , 3 thời , 4 thời , 6 thời mà tu trì .
Đầu tiên thì làm các nghi lễ thông dụng:
Tịnh pháp giới chơn ngôn:Úm lam – 7biến.
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn:Úm ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám–7biến.
Chơn ngôn phổ cúng dường: Úm nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hùm 7 biến.
Nam mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.(1lạy)
Nam mô Bất Động Tôn Phật (1lạy)
Nam mô Đa Bảo Phật .( 1lạy )
Nam mô Bất Không Thành Tựu Phật .(1lay )
Nam mô A Di Đà Phật .( 1lạy)
Nam mô Thất Cu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.(1lạy)
Nam Mô Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát.(1lạy)
“Tư thời đệ tử chúng đẳng phúng tụng Ngũ Bộ Chú, xưng tán hồng danh, tập thử công đức, nguyện thập phương thường trú Tam bảo, từ bi gia hộ cho Đệ tử….pháp danh….phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, vĩnh ly khổ ách. Phổ nguyện: âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo.
Hoặc
Nam Mô A Di Đà Phật
Đệ tử ..... pháp danh ....... hôm nay do nhân duyên được gặp thần chú ngũ bộ , đệ tử xin được thọ trì , nguyện không bỏ sót , Kính mong chư Phật từ bi gia trì , chứng minh cho đệ tử , thân tâm luôn an lạc , tâm bồ đề luôn kiêng cố ,được quả vô thượng bồ đề , tạo lợi ích cho chúng sinh.
Sau đó là bắt đầu ngồi xuống . Tay trái kiết ấn kim cang quyền (ngón cái để vào đốt cuối của ngón vô danh(áp út), sát lòng bàn tay , 4 ngón còn lại nắm chặt ngón cái tạo thành quyền, ấn này hay trừ nội, ngoại chướng nhiễm, thành tựu tất cả công đức). Tay phải lần chuỗi , trì tụng thần chú 108 biến.  (nhiều càng tốt).
Ngũ Bộ Chú: Úm Lam,Úm Xỉ Lâm,Úm Ma Ni Pad Mê Hùm,Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha,Bộ Lâm.

Sau đó là hồi hướg công đức:
Đệ Tử... nguyện đem công đức trì thần chú này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh và đệ tử đồng sanh tịnh độ
Nguyện cho tất cả oan hồn yểu tử,nhất thiết hương linh không nơi nương tựa và cửu huyền thất tổ siêu sanh tịnh độ.
Nguyện nghiệp chướng tiêu trừ,bồ đề tâm tăng trưởng, trí tánh thường minh, bát nhã hoa khai, đạo tâm bất thối.
Nguyện hồi hướng công đức tu hành này về quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
Vậy là viên mãn 1 thời khóa .
Các đạo hữu có thể thực hành theo phương pháp này để tạo cho mình được sự lợi ích không thể nghĩ bàn
Nam Mô A DI Đà Phật

Chớ nên lầm tưởng hình thức là nội dung. Điều quan trọng trong tu hành để đạt đến phước báu và quả vị chính là cái TÂM, tức là tấm lòng thành kính và thành khẩn đối với Trời Phật, và chư Phật 10 phương (Thánh Thần), có công đức làm đạo thì đạt quả vị. Hiểu được nội dung của đạo thì nên đơn giản hóa hình thức. Có thể dùng kiếng đàn thay thế cho đàn tràng, để trên bàn hay bàn thờ, ngồi nhìn hướng vào kính để thấy được những gì hiện lên trong kính, nhưng không soi thấy mặt. Kính hình tròn hay vuông, có nắp để đóng lại, và mang theo bên mình khi đi ra ngoài để thay thế cho bàn thờ. Quần áo đơn giản, tùy chọn. Tư thế đứng, quỳ, ngồi hay nếu mệt thì nằm mà trì đều được.

Bạn nào muốn trì NBC phải được điểm đạo.


KIẾT ẤN KIM CANG QUYỀN





KIẾT ẤN CHUẨN ĐỀ
(3 hình trên)
Lưu ý: Khi muốn xả ấn thì để trên đỉnh đầu rồi xả ra.
QUÁN CHỮ LAM
Trong thời gian vừa qua, có nhiều bạn hỏi về phương pháp quán chữ Lam như thế nào là đúng, chữ Lam theo mẫu tự nào tốt? Các bạn thắc mặc vậy cũng rất đúng.
Hôm nay, xin chia sẻ lại với các bạn về phương pháp quán chữ Lam của tôi học. Và qua quá trình tu học của mình, trong suốt ba mươi năm qua, điển hình gần đây tôi đã đưa ra phương pháp quán chữ Lam cũng nét chữ phạn linh phù trên Diễn đàn Vutruhuyenbi.com có rất nhiều vị đã thực hiện theo phương pháp này đem lại những kết quả mỹ mãn.Nét chữ mà quí bạn thấy (ở đầu trang)đó là mẫu tự do tôi viết.Nó có khác là trên đầu của nó có hình đốm lửa, còn những nét chữ khác kia là có hình tròn. Những cái khác đó thật sự không quan trọng.
Tại sao tôi dùng chữ Lam như vậy? Vì tôi theo sự chỉ dẫn của kinh Mật Tông và do cố Hòa Thượng Thích Từ Huệ đã dạy quán chữ Lam như vậy. Nó được nằm trong một hình tam giác lửa. Bên ngoài bao bọc bởi một vòng tròn cũng phát đầy lửa cháy. Người hành giả quán chữ lam như vậy cho đến khi chữ Lam phát sáng thành lửa cháy. Rồi đưa chữ Lam đó vào trong thân mình. Chữ Lam nằm trong Tâm Nguyệt Luân đó lửa cháy càng lúc càng nhiều cho đến khi cháy cả thân ta. Lúc đó, ta nhìn lại thân mình không còn thấy thân mình nữa mà chỉ nhìn thấy toàn là lửa. Lúc đó, hành giả cứ bình tĩnh, tỉnh giác nhìn thấy đám lửa đó có chữ Lam cháy càng lúc càng lớn. Miệng thì cứ đọc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ Lâm. Úm Lam”. Tai ta nghe tiếng lửa cháy thay vì ở ngoài đời nghe lửa cháy hù hù, bóp bóp thì ngay lúc đó hành giả phải tỉnh táo nghe lửa cháy phát ra âm thanh “Úm Lam…úm lam..lam…lam…”. Miệng thì cứ đọc Thần chú như trên cho đến lúc lửa cháy khắp cả hư không. Thì lúc đó, hành giả được vào “Định” cứ niệm liên tục. Có khi tâm ta muốn nghỉ nhưng tư tưởng vẫn nghe Thần chú lần lấn vào định sâu. Tâm nghe nhẹ nhàng, thoải mái. Nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm. Úm lam” từng chữ, từng âm một nhẹ nhàng như khi ở ao bát bửu của cõi cực lạc ngồi trên hoa sen mà nghe tiếng nước chảy. Hơi nước bát bửu làm dịu mát tâm ta. Lúc đó, lửa cũng trở về một tĩnh thoải mái, mát dịu đưa tâm người vào cõi Định.
Khi lửa cháy như vậy đó, trong kinh bảo rằng Thân rực lửa của Tịnh pháp giới chơn ngôn kia đã thiêu hoại tất cả các nghiệp chướng, tội lỗi của ta để được thanh tịnh. Thần chú này có công năng lớn là làm cho ta thanh tịnh, trong sạch để vào “Định”.Đây là một phương pháp quán chữ Lam rất hiệu nghiệm viết ra đây để tùy cơ duyên mà quý bạn đạo hoan hỉ thọ trì, niệm tụng.          (Thanh Hùng.)
QUẢ TƯỚNG

I.      MỘNG CHỨNG.

Này Tô-bà-ha Đồng tử! Khi niệm tụng không nên quá chậm, cũng không được quá mau, âm thanh vừa nghe không được lớn nhỏ, chẳng nên gián đoạn, chớ xen tạp nói chuyện với người, chớ để tâm duyên nơi cảnh khác, với các tư thế chớ có sai lầm. Ví như nước sông lớn ngày đêm trôi chảy không ngừng nghỉ, người trì tụng tu các công đức như cúng dường, lễ bái, tán thán… ngày đêm tiếp tục cũng lại như vậy. Nếu hành giả thoạt tưởng đến các cảnh tạp nhiễm, hoặc khởi niệm giải đãi, ái dục, nên mau hồi tâm quán văn tự của chơn ngôn; hoặc quán bổn tôn hay thủ ấn. Ví như người tu Tỳ-bạt-xá-na trụ tâm nơi chót mũi hoặc giữa đôi mày, lần lần tâm được thuần thục, khi đối cảnh không còn loạn động. Đó gọi là quán hạnh thành tựu. Bậc Du-già hành giả cũng thế, nếu đối với cảnh sở duyên về chơn ngôn tâm không lay động, tức được “Trì minh” thành tựu. Cho nên muốn cầu tất địa hành giả nên nhiếp tâm nơi một cảnh. Khi tâm đã được điều phục sự hoan hỷ tự phát sanh, tùy nơi hoan hỷ thân liền nhẹ nhàng, tùy nơi nhẹ nhàng thân được an vui, tùy nơi an vui tâm liền được định, tùy nơi được định, không còn nghi lực khi niệm tụng, tùy nơi niệm tụng tội liền tiêu diệt, tùy nơi tội tiêu diệt tâm được thanh tịnh. Vì tâm thành tựu nên thành tựu pháp chân ngôn. Cho nên Như Lai nói: “Tất cả các pháp vui thù thắng của nhân thiên. Do tâm tạp nhiễm mới bị nỗi khổ tam đồ cho đến cảnh gian nan nghèo khổ.” Nếu tâm thanh tịnh cùng cực, hành giả sẽ xa lìa đất, nước, gió, lửa, sanh già bệnh chết, không chấp hai bên, đi vào cảnh giải thoát
vắng lặng. Như tâm được một ít phần thanh tịnh, pháp chơn ngôn cũng dễ thành, hành giả sẽ xa lìa sự vui vô thường, biến hoại. Các pháp đều từ tâm sanh, chẳng do thời gian, không phải tự nhiên xuất hiện, không phải do tự nhiên tạo tác, chẳng phải không nhân duyên, cũng chẳng từ nơi ngã mà sanh, chỉ vì vô minh nên chúng sanh lưu chuyển trong nẻo luân hồi, do 4 đại hòa hợp giả gọi là Sắc, sắc chẳng phải ta, ta chẳng phải sắc. Do đó suy diễn ra, 4 uẩn kia cũng không. Sắc uẩn vô thường như cụm bọt, Thọ như bóng nước, Tưởng như hơi nóng, Hành như chuối cây, Thức dường trò huyễn. Nhận xét như thế mới là chánh kiến, nếu khác là tà kiến. Lại nữa, Tô-bà-ha Đồng tử! Nếu hành giả trì tụng chân ngôn đủ số lượng, tự biết mình gần với Tất Địa. Tại sao thế? Vì trong giấc mơ, kẻ trì tụng tất thấy một hoặc nhiều hóa tướng như sau: Thấy mình bước lên lầu cao đẹp, đi lên đỉnh núi cao hoặc leo lên cây to. Thấy mình cưỡi ngựa bạch, cưỡi cọp bạch, cưỡi con tê ngưu, cưỡi bạch tượng, cưỡi trâu trắng hoặc trâu vàng. Nghe giữa hư không có tiếng sấm lớn, nghe tiếng thuyết pháp. Thấy mình có được tiền của, được tràng hoa, được áo ngũ sắc sạch đẹp, được rượu thịt, được các thứ trái cây có nước, được hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, được tôn dung của Như Lai, được xá-lợi của Phật, được kinh điển Đại thừa, được lạc đà, được trâu nghé, được đầy xe đồ vật, được cây phất trần, được dép giày, được gươm đao, được cây quạt làm bằng lông đuôi chim công, được chuỗi vàng, chuỗi ngọc, được châu báu, được gái xinh đẹp đoan chánh, thấy mình ở trong đại hội, được cùng Phật, Bồ-tát, chư Thánh Tăng đồng tòa mà thọ thực. Thấy mình gặp cha mẹ được những đồ trang sức, được nằm giường ngà có nệm trắng lót phủ. Thấy mình đi qua biển cả, qua sông lớn, đầm rộng, qua hồ ao. Thấy tắm gội thân thể, thấy mình vào chùa vào tháp, vào tăng phòng. Thấy Như Lai ngồi nơi tòa báu vì hàng Nhơn, Thiên, Bát Bộ thuyết pháp, mình cùng đồng dự nơi Pháp hội nghe lời Phật dạy. Hoặc thấy hàng  Duyên giác nói pháp Thập Nhị Nhân Duyên, thấy Thánh tăng nói về bốn quả chứng, thấy Bồ-tát nói pháp Lục độ Ba-la-mật, thấy Đại Lực Thiên Vương nói pháp khoái lạc ở cõi trời, thấy Ưu-bà-tắc nói pháp chán lìa thế tục, thấy Ưu-bà-di nói pháp chán lìa nữ nhân. Hoặc thấy Quốc vương, thấy chúng A-tô-la Đại Lực, thấy Bà-la-môn đại tịnh hạnh, thấy bậc trượng phu anh tuấn, thấy hàng phu nhân đoan chánh, thấy bậc trưởng giả chánh trực, giàu sang, hiền lành. Trong giấc mộng, hành giả thấy mình cùng quyến thuộc tụ hội một chỗ, thấy khổ hạnh tiên nhơn, thấy các trì minh tiên nhơn, thấy người trì tụng nhiệm mầu, thấy nuốt mặt trời, mặt trăng, thấy mình nằm trên biển cả, chúng sanh ở biển trôi vào bụng. Hoặc thấy mình uống nước bốn biển đại châu, thấy mình cưỡi con rồng phun nước tưới nhuần khắp bốn châu lớn, thấy mình bay lên hư không, thấy mình ngồi ở núi Tu Di, Long Vương bốn châu đều đến đảnh lễ. Hoặc thấy mình vào trong đám lửa lớn, thấy người nữ ẩn vào thân mình. Này Tô-bà-ha Đồng tử! Khi người trì chơn ngôn công hạnh sắp thành tựu, tất thấy những điềm mộng thù thắng như thế. Lúc thấy như thế rồi, nên biết thời gian nửa tháng hoặc một tháng sắp tới, hành giả sẽ được tất-địa. Nếu luận về mộng tưởng của người trì tụng chơn ngôn thì thật không kể xiết, ta chỉ lược thuật thế thôi. Như hành giả tinh tấn không lui sụt, quyết định sẽ thấy cảnh giới thượng thượng (Kinh Tô-bà-ha Đồng Tử).

II. QUẢ TƯỚNG TU TRÌ.

Nếu hành giả trì môn bí mật này, tu tập được tinh thuần rồi, tất cả sở cầu đều được như ý, thông hiểu nghĩa mầu tối thượng của các pháp chứng Vô Ngại Tuệ, không còn phân biệt, lòng tin đầy đủ, có thể biết việc ba đời của người khác. Hành giả lại được chư Phật, Bồ-tát hiện thân đến trước, khai thị về đạo lý xuất sanh tất cả các Pháp môn và có thể soi biết tự tánh của ngã pháp. Du-già Hành nhơn, khi đã được như thế rồi, có thể biến hóa các tướng, như hiện ra thân Chấp Kim Cang Đại Phẫn Nộ Vương hay điều phục tất cả loại khó điều phục, hoặc hiện các sắc thân có đại quang minh để cứu độ chúng sinh, làm lợi ích lớn. Hành nhơn lại có thể thành tựu tất cả minh chú, ấn tướng tam-muội, cùng pháp Mandala, trở thành bậc Đại Chú Minh Vương Tối Thắng. Tất cả các thần Tỳ-na-dạ-ca cực hung mãnh, cho đến ma hoặc ma tộc, ngày đêm thường theo ủng hộ hành giả, ở tất cả các chỗ mà không hiện thân, không cho các loại ác rình rập, chờ dịp thuận tiện để làm hại. Người trì chú
thường kiến lập nghiệp thân, ngữ, ý trụ nơi chánh pháp, được tất cả chư Phật, Bồ-tát xót thương nhiếp thọ, được tài biện luận không sợ hãi đối với tất cả pháp và hay quán soi tự tánh vô ngã. Tất cả Phạm Vương, Đế Thích, cùng chư Thiên ở thế giới này, cho đến Hộ Thế chư Thiên ở mười phương ngày đêm cũng thường hộ vệ, khiến cho hành giả khi đi, đứng, nằm, ngồi thường được yên ổn (Kinh Phật Thuyết Tối Thắng Diệu Kiết Tường Căn Bản Trí Tối Thượng Bí Mật Nhất Thế Danh Nghĩa Tam-ma-địa Phần).


CHÍN PHẨM THÀNH TỰU CỦA MẬT CHÚ.
Công phu tu tập thành tựu, hành giả sẽ đạt được một trong chín phẩm sau đây của mật chú:
1. HẠ PHẨM.
a) Hạ Hạ: Năng nhiếp phục tất cả tứ chúng, phàm có sở cầu, cử ý tùng tâm, tất cả Thiên Long thường đến thăm hỏi, lại hay hàng phục tất cả trùng thú và quỷ mỵ
b) Hạ Trung: Có công năng sai sử tất cả Thiên Long Bát bộ hoặc ra vào A-tô-la cung hoặc Long cung, đi ở tùy tâm.
c) Hạ Thượng: Liền được Tiên đạo, thừa nương hư không bay đi qua lại.Trên trời dưới đất đều được tự tại,thế gian xuất thế gian chẳng việc gì mà không đạt đến
2. TRUNG PHẨM.
a)Trung Hạ: Làm vua trong các Tiên chú, Phước đức, Trí tuệ, ba cõi không gì có thể so kịp.
b)Trung Trung: Liền được thần thông qua lại các thế giới, làm chuyển luân vương, trụ thọ một kiếp.
c)Thượng Trung: Hiện chứng từ Sơ địa Bồ-tát trở lên.
3. THƯỢNG PHẨM.
a) Thượng Hạ: Được đến Ngũ địa Bồ-tát trở lên.
b) Thượng Trung: Được đến Bát địa Bồ-tát trở lên.
c) Thượng Thượng: Tam mật biến thành tam thân, chỉ trong đời này chứng quả Vô thượng Bồ-đề.
Đây là tóm lược chín phẩm thành tựu tu trì của người hành giả tu Mật pháp.

1 nhận xét: